Giáo án 4-5 tuổi. Chủ đề PTGT. Hoạt động LQVH, đề tài: Thơ ” Thuyền giấy”

Lượt xem:

Đọc bài viết

KẾ HOẠCH GIÁO DỤCNGÀY

Thứ tư ngày 3 tháng 04 năm 2024

Chủ đề nhánh: PTGT ĐƯỜNG THỦY

Hoạt động học: LQVH

                                       Đề tài: Thơ “Thuyền giấy”

1 Mục đích yêu cầu:

a) Kiến thức:

– Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ“ Thuyền giấy”.Hiểu nội dung bài thơ “tả một em bé đang chơi với chiếc thuyền bằng giấy, hình ảnh có bầu trời, có gió thổi nhẹ nhẹ trên cao, bé mãi mê chơi đùa với thuyền giấy quên cả trời đang chuẩn bị mưa. ”

b) Kỹ năng :

– Rèn kỹ năng ghi nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.

            – Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, trả lời trọn câu.

c) Giáo dục :

– Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn , mặc áo phao khi đi tàu, thuyền

2 Chuẩn bị :

– Tranh bài thơ “ Thuyền giấy ”, Tranh cho trẻ chơi trò chơi

3 Tiến hành hoạt động:

a) Hoạt động mở đầu:

– Cùng cô cùng trẻ hát bài hát ” Những lá thuyền ước mơ”

– Các con đã đi thuyền bao giờ chưa, thuyền là 1 loại PTGT chạy trên nước, Còn những PTGT nào chạy được trên nước nữa?

     – Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn và mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền.

– Cô giới thiệu bài thơ : “ Thuyền giấy”, sáng tác Phạm Hổ.

b)Hoạt động nhận thức:

– Các con hãy nghe cô đọc bài thơ nhé!Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: “ Thuyền giấy” sáng tác “ Phạm Hổ”.

+ Tóm tắt nội dung: Bài thơ thuyền giấy nói về bạn nhỏ chơi với chiếc thuyền giấy do bạn tự làm, bạn đã thả thuyền xuống nước và chạy theo thuyền một cách thích thú.

– Cô đọc thơ lần 2: Đàm thoại, trích dẫn

– Cô vừa đọc cho c/c nghe bài thơ gì? Ai là tác giả?

– Bài thơ nhắc đến phương tiện giao thông nào?

– Ai đã đi chơi thả thuyền trong bài thơ

– Khi bé thả thuyền xuống nước thì thuyền như thế nào?

– Giải thích từ khó: “ Hối hả” có nghĩa là thể hiện sự vội vàng.

– Bé nhìn thấy thuyền trôi trên nước thế nào?

– Giải thích từ khó: “ Trôi lênh đênh” tức là trôi trên mặt nước, không có hướng nhất định.

– Khi nhìn con thuyền trôi bạn nhỏ đã tưởng tượng ra điều gì?

– Bạn nhỏ đã làm gì khi thuyền trôi?

– Sự vui thích của bé được thể hiện như thế nào?

     – Giải thích từ khó: Từ “ phăng phăng” và“ băng băng”, ở đoạn thơ này thể hiện sự lướt đi một cách nhanh chóng.

* Dạy trẻ đọc thơ: Cô cùng trẻ đọc thơ và chú ý sửa sai, động viên trẻ:

+ Cô cho cả lớp đọc thơ theo cô (2 lần).

– Cô mời luân phiên 3 tổ lên đọc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ và động viên trẻ.

+ Cô mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ đọc.

        * Trò chơi: “ Đua thuyền”

        – Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm, mỗi lần chơi cô chọn 2 nhóm chơi, 2 nhóm còn lại đọc thơ. Các thành viên 2 nhóm chơi sẽ ngồi xuống sàn thành hàng dọc, chân người ngồi sau bắt lên đùi của người ngồi trước, khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu”, tất cả các bạn chơi chống tay xuống sàn đẩy người về phía trước để nhanh đến đích.

         – Luật chơi: Kết thúc bài thơ, đội nào đến đích trước sẽ là đội thắng cuộc.

        c) Hoạt động kết thúc:

 – Hát: “ Lá thuyền ước mơ”