Giáo án khám phá khoa học 24-36
Lượt xem:
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh: Nước
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Môn: Khám phá khoa học
Đề tài: Sự hòa tan của nước
Lưa tuổi: 24-36 tháng tuổi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết được các chất hòa tan trong nước, không hòa tan trong nước
– Trẻ biết vai trò của nước đối với đời sống con người.
2. Kỹ năng:
– Kỹ năng quan sát, nhận biết và so sánh nhanh nhẹn ở trẻ
– Kỹ năng ghi nhớ
3. Giáo dục:
– Trẻ chú ý trong giờ học
– Biết bảo vệ môi trường và nguồn nước
II. Chuẩn bị:
– Bài hát:“Điều kỳ diệu quanh ta”, nhạc dạo trò chơi
– Hộp quà, hộp đường, hộp muối, hộp đậu xanh, chai nước, 3 cái ly,
– Các túi đường, muối, hạt bắp, hạt mè, hạt đậu
– 3 cái mâm, 3 cái ly, 3 chai nước, 3 hộp đường, hộp đậu xanh, muỗng cho trẻ chơi trải nghiệm
– 2 cái mâm, đường,chanh cắt sẵn, 2 muỗng, 2 chai nước
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
– Xin chào mừng tất cả các bạn đã đến với chương trình “Điều kỳ diệu quanh ta”.
– Mở đầu chương trình chúng ta cùng hát vang giai điệu quen thuộc của chương trình nào.
– Cô và trẻ cùng hát “Điều kỳ diệu quanh ta”.
2. Hoạt động nhận thức:
– Chương trình “Điều kỳ diệu quanh ta” luôn mang đến cho các bé những điều bất ngờ về thế giới xung quanh.
– Bây giờ chúng cùng đến với phần đầu tiên của chương trinh là phần: Cùng khám phá.
– Cô chuẩn bị chiếc hộp cho trẻ nhìn xem trong hộp có gì?
– Các bạn hãy kể cho cô nghe trong hộp vừa rồi có những gì nào?( Trẻ kể)
(có 1 hộp đựng cát, 1 hộp đựng đường cát, 1 hộp đựng muối).
– Thế điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cho những nguyên liệu này vào nước.
– Để biết được điều này xin mời các bạn hãy về nhóm của mình cùng làm thử cho các bạn xem nào?
– Xin mời các con về 3 nhóm làm thí nghiệm: Thí nghiệm với đậu xanh, đường, muối.
– Cho trẻ thực hiện khoảng 2- 3 phút, cô rung xắc xô gọi trẻ đến và hỏi:
– Vừa rồi con làm gì đấy, khi cho muối vào trong nước con thấy điều gì xảy ra?
– Con cho gì vào trong nước? Khi cho đường vào trong nước các con thấy như thế nào?
– Khi cho đậu xanh vào trong nước con thấy đậu xanh ở đâu?
– Cô tóm ý: Bạn cho đậu xanh vào trong nước thấy đậu xanh dưới đáy ly, Cho đường vào trong nước thì thấy đường tan trong nước, cho muối vào nước thì muối không còn. Để biết được điều này bây giờ cô sẽ làm lại thí nghiệm này cho các bạn cùng xem nhé.
Lắng nghe, lắng nghe
Nghe chương trình ra câu đố
“Cái gì chứa nước
Khi khách đến nhà
Thì được mang ra
Mời anh dùng ạ!
Là gì là cái gì?”
– Ai biết đó là cái gì?
– À! Đúng rồi đó là cái ly, bây giờ chúng ta cùng xem nha.
– Cô lấy cái ly, rót nước lọc vào trong ly. Các bạn nhìn xem, đây là chai nước lọc mà các con uống hằng ngày đó. Các bạn hãy nhìn vào ly nước và cho cô biết bạn có nhận xét gì về màu của nước.
– Nước là chất lỏng trong suốt không có màu, không mùi, không vị
– Bây giờ cô sẽ cho các bạn xem 1 thí nghiệm vô cùng hấp dẫn. Trước tiên cô sẽ làm thí nghiệm với đường và nước.
– Các bạn hãy nhắm mắt lại và đếm, cô khuấy cho đường tan trong nước.
– Cùng nhìn xem đường trong nước đã biến đi đâu mất rồi? ( Cho trẻ trả lời tự do).
– Cô bỏ đường vào nước và làm lại một lần nữa cho trẻ xem.
– Khi ta bỏ đường vào nước và khuấy nhẹ, đường sẽ tan trong nước. Cho trẻ nhắc lại đường hòa tan trong nước.
– Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện với muối. Muối có vị gì vậy các con? Con thấy muối ở đâu? (Ở trong bếp, mẹ lấy muối để nêm thức ăn)
– Cô mời 1 bạn lên giúp cô bỏ muối vào trong nước sau đó khuấy nhẹ xem điều gì sẽ xảy ra nhé.
– Cùng nhìn xem sau điều gì đã xảy ra nào.
– Muối ở đâu rồi các con? Vì sao chúng ta không nhìn thấy muối?
– Các con biết không vì muối là chất tan nên khi ta bỏ vào trong nước và khuấy thì muối tan trong nước nên ta không nhìn thấy.
– Vậy ngoài đường, muối tan trong nước, các bạn còn biết cái gì tan trong nữa không?
– Gợi ý cho trẻ trả lời (Sữa, viên C sủi, bột ngọt, hạt nem, bột ngũ cốc…)
– Cái gì đây?
– Cô làm thí nghiệm với hạt cát cho vào trong nước khuấy đều. Cho trẻ nhận xét.
– Cát là chất không tan nên khi ta bỏ vào trong nước vật này không tan trong nước nó chỉ làm ly nước của chúng ta bị đục, còn hạt cát vẫn đọng lại dưới đáy ly. Như vậy cát không tan trong nước.
Ngoài hạt cát, con còn biết hạt gì không tan trong nước( sỏi, đá, bắp, đậu phụng, mè)
– Qua các thí nghiệm hôm nay, bạn nào giỏi kể lại cho cô biết cái gì tan trong nước, cái gì không tan trong nước.
– Qua phần chơi đầu tiên, cô thấy các bạn rất giỏi, trả lời được những câu hỏi của cô. Một tràng pháo tay dành cho tất cả các bạn.
*Giáo dục: Nước là chất vô cùng quan trọng và cần thiết trong đời sống của mỗi chúng ta, để bảo vệ nguồn nước sạch các con nhớ không vứt rác bừa bãi ra môi trường bên ngoài. Các con nhớ chưa nào.
– Qua các thí nghiệm các con đã biết được cái gì tan trong nước, không tan trong nước bây giờ cô cháu ta cùng hát về các thí nghiệm này.
– Bây giờ chúng ta cùng đến với nội dung tiếp theo trong chương trình hôm nay. Đó là phần thi “bé trổ tài”. Và phần thi này sẽ diễn ra với trò chi “Bé chọn đúng”.
*Trò chơi: Bé chọn đúng
Cô đã chuẩn bị sẵn nước, đường, chanh (cắt sẵn) các đội hãy trổ tài làm 1 ly nước chanh thật ngon. Kết thúc trò chơi đội nào hoàn thành trước sẽ là đội chiến thắng.
Các bạn có biết cách hòa nước chanh không. Bây giờ chúng ta cùng nhắc lại cách hòa nước chanh nào.
Cô và trẻ chơi trò chơi “làm nước chanh”.
Bây giờ các bạn đã sẵn sàng thể hiện tài năng của mình chưa. Trò chơi bắt đầu.
3. Hoạt động kết thúc:
– Nhận xét, tuyên dương.