SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Lượt xem:

Đọc bài viết

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

GV: Ngô Thị Hà Giang

1. Tên sáng kiến:

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

2. Mô tả bản chất của sáng kiến :

   Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì giao tiếp rất quan trọng trong thành công mỗi con người. Nhưng để giao tiếp tốt thì có lẽ sự mạnh dạn, tự tin là yếu tố cần thiết. Sự tự tin chính là cảm giác của chúng ta về bản thân như thế nào và thái độ của chúng ta sẽ phản ánh rõ ràng những cảm giác này. Sự tự tin là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Giúp trẻ phát triển sự tự tin là cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc cũng như sự thành công của trẻ nhỏ và thiếu niên vì“Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao”.Nhưng không phải ai sinh ra đều được mạnh dạn tự tin cả mà nó được hình thành từ tính cách, từ môi trường sống, từ kiến thức, từ những định hướng phù hợp của bố mẹ, thầy cô.

Từ khi lọt lòng mẹ và chưa đi học trẻ chỉ quen sống với môi trường gia đình, trong đó mọi người đều quan tâm chăm sóc và yêu thương trẻ, nên trẻ cảm thấy tự tin trong môi trường đó và đó là môi trường để trẻ đặt hết niềm tin. Và chúng ta cũng thấy rằng thực tế hiện nay,kinh tế phát triển, dịch bệnh nên nhà nào cũng kín cổng cao tường nên mọi người rất ngại sang nhà nhau nên trẻ thường ít được tiếp xúc, giao lưu, chơi trò chơi với bạn bè cùng xóm.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng,trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như  hiện nay thì nhiều bậc phụ huynh rất ít thời gian để quan tâm đến con, thay vì chơi, trò chuyện với con thì họ lại cho con xem điện thoại, ti vi và chơi một mình. Vì vậy, không gian chơi, không gian tiếp xúc với mọi người xung quanh bị thu hẹp lại. Do đó, có rất nhiều trẻ ngại tiếp xúc với người khác. Và cho đến tuổi đi học ở trường mầm non. Lúc này, trẻ sẽ dần xa vòng tay ông bà cha mẹ để vào môi trường hoàn toàn mới, cô giáo mới, bạn mới, thời gian ở trường lại chiếm nhiều hơn thời gian ở nhà. Chính vì vây, nhiều trẻ thường có thái độ rụt rè, nhút nhát, không dám nói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm hồn. Vì thế giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là rất quan trọng nhất là giai đoạn đầu của trẻ mẫu giáo. Nó là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt sau này.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Biện pháp 1: Giúp trẻ mạnh dạn tự tin qua việc gần gũi, tạo cảm giác an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động, mọi lúc mọi nơi.

Ngay từ đầu năm học, thông thường sau một kì nghĩ dài, trẻ bắt đầu đến lớp trở lại luôn trong trạng thái sợ hãi, gương mặt thể hiện nét buồn. Rụt rè, không dám gần gũi bạn bè cô giáo. Lúc nào cũng trong trạng thái mong ngóng chờ ba mẹ đón về. Để nhanh chóng giúp trẻ hứng thú đến lớp, hòa nhập với cô và các bạn thì điều đầu tiên là phải tạo môi trường lớp học sạch sẽ, mới đẹp, bắt mắt trẻ.

Và ta có thể thấy thường thì trẻ 5-6 tuổi đã có ý thức khá rõ ràng về bản thân. Vì vậy mà trẻ thường có những biểu hiện như: nhõng nhẽo, nhút nhát, hiếu động… khi đến lớp. Chính vì thế, giáo viên cần phải nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp để có cách ứng xử phù hợp với từng trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Để hiểu rõ hơn về tâm sinh lý của trẻ thì ngay từ những ngày đầu tiên của năm học mới, trong mọi hoạt động tôi luôn quan tâm, chú ý đến từng trẻ, đặc biệt là quan tâm và chú ý đến những trẻ nhút nhát. Để tạo cho trẻ có cảm giác an toàn thì lúc này cô đóng vai người mẹ thứ hai dịu dàng nhẹ nhàng với trẻ và cô luôn là người chủ động tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi để nói chuyện với trẻ chắc chắn sẽ giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Từ đó, sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ.

Và đặc biệt giờ đón trẻ cũng rất quan trọng, đây là ấn tượng đầu tiên khi trẻ đến lớp. Vì vậy cô luôn cởi mở, ân cần đón trẻ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, trẻ thấy được nâng niu, được gần gũi được yêu thương. Để làm được điều đó cô luôn là người nở nụ cười trước, chào phụ huynh và trẻ trước khi phụ huynh chào cô. Tuy là trẻ có thể tự đi vào lớp được, nhưng tôiluôn tạo sự gần gũi với trẻ qua những hành động giúp đỡ nhỏ như cúi xuống nắm tay trẻ dắt vào lớp, giúp trẻ cởi áo khoát. Hướng dẫn trẻ ghi các ký hiệu lên sữa. Hoặc ở cửa lớp tôi dán những biểu tượng cử chỉ thân thiện như: Cử chỉ ôm, bắt tay, đá chân, hai bàn tay chập vào nhau, nhún nhảy, mặt cười .. khi trẻ đến lớp trẻ thích  biểu tượng nào, trẻ chỉ vào biểu tượng đó và cùng giao tiếp bằng tình cảm với cô giáo.

Có như thế trẻ mới nhanh chóng hòa nhập với bạn với cô. Dần dần cô trò chuyện hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời được, trẻ có cảm giác mình tự tin hơn. Khi trẻ đã có thể trò chuyện với cô được nhiều lần hơn, thoải mái hơn cô có thể hỏi trẻ những câu hỏi khó hơn, hay những câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ trả lời.

Ví dụ: Ngày đầu tiên trẻ bước vào lớp tôi sẽ tự giới thiệu về bản thân mình cho các con nghe, tạo sự thoải mái trong cách giao tiếp, nhẹ nhàng, gần gũi.

Sau đó cô có thể hỏi: Tên con là gì? Ai đưa con đến lớp? Bạn này tên là gì? Con thích chơi với bạn nào? Con sẽ cùng bạn chơi gì? Con chơi như thế nào?

Và cứ như thế mỗi ngày tôi nâng mối quan hệ của cô trò thêm thân thiết hơn. Qua đó tôi lại gần gũi trẻ được nhiều hơn

Đặc biệt đối với trẻ rất thích giúp đỡ cô nên tôi luôn phân công nhiệm vụ bạn nào giúp cô bê bát, bỏ thìa vào bát cho các bạn ở bàn, luôn thay đổi công việc để trẻ có cơ hội được thể hiện mình.

Vì vậy đến giờ ăn tôi sẽ tạo không khí vui tươi trước khi ăn. Tôi đặt câu hỏi để trẻ tự trả lời giao tiếp trước bữa ăn như: “ Hôm nay lớp mình được ăn những món ăn gì? Canh gì nào!….Con thích món nào? Ở nhà mẹ có nấu cho con món này không?..điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, tinh thần thỏa mái, tình cảm thân thiện với cô giáo và các bạn.Hay đến giờ ngủ, tôi sẽ hỏi: Con nào biết trải thảm, con nào thích trải chiếu, bạn nào sẽ phát gối…Qua những câu hỏi đó, trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn xung phong nhận việc và trong khi các con thực hiện, các con sẽ cùng nhau trao đổi cách trải sao cho đúng, phátnhư thế nào cho đúng gối của bạn…. Từ những kỹ năng đơn giản đó cũng sẽ giúp trẻmạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.

Bên cạnh đó, trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, giáo viên nên chú ý quan sát và tạo tình huống kích thích trẻ trả lời cũng như nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình với cô. Và giáo viên là người phải biết lắng nghe và chờ đợi trẻ: đây là việc làm cần thiết và có hiệu quả. Vì khi giáo viên kết hợp vừa chờ đợi vừa lắng nghe sẽ giúp trẻ giao tiếp được nhiều hơn. Và khi lắng nghe trẻ thì giáo viên nên thể hiện với nét mặt vui, thân thiện và có cử chỉ khuyến khích trẻ nóivì trẻ luôn coi cô giáo là tấm gương phản chiếu chính những cảm xúc của chúng. Ngoài sự lắng nghe và chờ đợi trẻ thì cô giáo có thể chơi cùng trẻ để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, những băn khoăn suy nghĩ của mình. Từ đó, cô có thể hiểu trẻ hơn, tìm ra những biện pháp khác giúp trẻ đó và những trẻ khác mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình.

Và cũng chính từ sự gần gũi, yêu thương trẻ như chính con ruột của mình, luôn biết lắng nghe và thấu hiểu được tâm lý, suy nghĩ của trẻ. Từ đó, sẽ giúp cho trẻ tin tưởng, cảm thấy thoải mái, sẽ tự tin bộc lộ hết những gì trẻ muốn và suy nghĩ. Và cũng từ đó, giáo viên sẽ có những phương pháp phù hợp hơn để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.

Biện pháp 2: Thường xuyên quan tâm trò chuyện với trẻ nhút nhát, thụ động.

Mẫu giáo là trường học đầu tiên của trẻ. Một số trẻ em thấy đây là một trải nghiệm thú vị, nhưng cũng có một số trẻ khác lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi.Đối với trẻ trong giai đoạn này nếu trẻ rơi vào trạng thái ít giao tiếp hoặc ít được tiếp xúc với mọi người xung quanh trẻ sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát và thụ động trong các hoạt động hằng ngày, sẽ ngại giao tiếp với cô giáo và các bạn cùng lứa tuổi.

Tính cách nhút nhát, không tự tin là vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ. Nhút nhát tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội và sự phát triển sau này của trẻ. Và đa số trẻ lớp tôi năm học này,trẻđến lớp còn nhiều cháu nhút nhát, không tự tin khi giao lưu, tiếp xúc với bạn,  với cô giáo và không muốn tham gia các hoạt động ở trong lớp đặc biệt là những cháu dân tộc thiểu số.Vì vậy, tôi luôn gần gũi, chia sẻ nhiều với trẻ nhút nhát và khuyến khích trẻ nói về cảm xúc, suy nghĩ của mình. Tôi sẽ tìm hiểu điều gì khiến trẻ lo lắng, sợ hãi hay e ngại trong giao tiếp với mọi người. Có thể vì con tự ti về mình, sợ mình không làm được, hoặc làm sai sẽ bị chê cười…

Ví dụ:  Ở lớp tôi có cháu Khanh, đầu năm học cháu không muốn đến lớp, cháu rất dễ khóc. Khi tôi cho lớp tham gia vào các hoạt động thì cháu không thực hiện. Tôi chỉ hỏi: Sao Khanh không tham gia với các bạn thì cháu lại khóc và không nói gì. Sau đó, tôi luôn tìm cách, hỏi han động viên, luôn tạo sự gần gũi, và cháu đã nói được lý do vì sao cháu không muốn đến lớp, không muốn tham gia mọi hoạt động cùng các bạn. Và sau khi đã biết lý do thì tôi luôn quan tâm, khuyến khích, động viên cháu nhiều hơn. Kết quả là cháu đã rất vui vẻ đến lớp, tham gia các hoạt động rất hào hứng.

 Biện pháp 3: Giúp trẻ mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động học tập, vui chơi tập thể, trải nghiệm và thực hành.

Đối với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua các hoạt động học tập, vui chơi tập thể sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và dễ dàng thích nghi với môi trường, bạn bè và cô giáo trong quá trình học tập và vui chơi. Và chúng ta thấy rằng chơi là hoạt động chủ đạo và chiếm nhiều thời gian nhất khi trẻ ở trường vì trẻ mầm non học mà chơi chơi mà học. Khi chơi sẽ giúp trẻ được trải nghiệm, thực hành và được giao tiếp. Qua đó, trẻ sẽ nhanh kết bạn, và được rèn luyện các kĩ năng trở nên mạnh dạn và tự tin hơn.Và là cơ hội giúp giáo viên quan sát cũng như tác động tới khả năng, nhu cầugiao tiếp của trẻ.

Các trò chơi tập thể luôn luôn khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, mạnh dạn và hòa đồng hơn.

Ví dụ: Qua hoạt động góc thì cô cho trẻ chơi đóng vai bác sỹ, cô giáo, gia đình, bán hàng, xây dựng trường mầm non…Khi trẻ tham gia chơi trẻ sẽ  được giao tiếp giữa các vai chơi, liên kếtgiữa các góc với nhau. Qua đó, sẽ giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.Có thể nói rằng việc chơi các góc giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều vì qua các góc chơi trẻ có thể mạnh dạn, tự tin mô tả lại hiểu biết của mình về cuộc sống xung quanh bằng những kỹ năng mà trẻ có

Bên cạnh đó, giáo viên nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động cũng giúp trẻ có thể lực tốt hơn. Một số trò chơi vận động tập thể thông qua giờ hoạt động ngoài trời khá vui nhộn mà cô và các bạn có thể tham gia như: chèo thuyền cạn, truyền thư, chuyền bóng, ném vòng vào chai, hay chơi tự do với hình vẽ trên sân

Ngoài ra, cần cho trẻ trải nghiệm, thực hành qua các giờ học thí nghiệm.Để cho trẻ nắm vững và khắc sâu kiến thức của bài học thì trẻ phải đạt được những kỹ năng cần có trong bài học đó. Nhưng muốn trẻ đạt được kỹ năng của bài học thì cách tốt nhất đó là cho trẻ được thực hành. Khi trẻ được thực hành sẽ kích thích sự tò mò và ham hiểu biết của trẻ, trẻ sẽ cùng cô, cùng các bạn đưa ra những phán đoán, phân tích,  câu hỏi về sự vật hiện tượng đó. Khi đặt câu hỏi cũng chính là trẻ thể hiện sự mạnh dạn, tự tin hơn.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học tôi cho trẻ thí nghiệm “Núi lửa dưới nước”  thí nghiệm này với mục đích giúp trẻ ghi nhớ đưa ra được những phán đoán..Và để thực hiện thí nghiệm cần chuẩn bị một số đồ dùng như: dầu ăn, màu thực phẩm, viên C sủi, nước lọc, ly thủy tinh. Sau đó tôi cũng tiến hành đổ nước lọc vào ly, một ít phẩm màu, dầu ăn vào chai nhựa trong.

Hay với thí nghiệm: “Bút chì xuyên túi nước”với thí nghiệm nàytôi thực hiện ở chủ đề trường mầm non. Qua thí nghiệm này, trẻ học cách tự mình làm việc theo một trình tự nhất định, cẩn thận trong từng thao tác, trải nghiệm thử tháchvà cùng chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình. Với thí nghiệm này tôi chuẩn bị một túi bóng, vài cây bút chì thông thường( đầu bút nhọn) và nước.Đầu tiên tôi sẽ cho nước vào túi bóng sau đó buộc chặt lại, tiếp theo tôi sẽ từ từ dùng bút chì xuyên qua túi bóng..

Sau khi trẻ đã làm xong thí nghiệm cô mời trẻ nói lại kết quả của nhóm mình, trình tự cách làm…Từ đó giúp trẻ mạnh dạn bày tỏ hiểu biết của mình về thí nghiệm, giúp trẻ tin hơn về bản thân.

Và chúng ta thấy rằng, các hoạt tập thể đòi hỏi trẻ phải có tinh thần đoàn kết và làm việc nhóm cao. Tuy nhiên đối với một số trẻ quá nhút nhát, không chịu hợp tác, thì tôi sẽ là người chú ý quan tâm ngay lúc ấy để kịp thời đưa ra những biện pháp động viện, khuyến khích trẻ từ những hành động nhỏ. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đến lớp, tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể nhẹ nhàng vừa sức như:  Ngồi chơi lăn bóng cùng cả lớp kết hợp với đọc lời trò chơi, hay cùng bạn tô màu bức tranh, chơi nặn đất… theo nhóm. Lúc này tôi sẽ kết hợp đan xen những bạn mạnh dạn tự tin vào trong nhóm một cách khéo léo đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn, dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học và tự tin hơn rất nhiều.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động chiều tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bạn hãy làm giống tôi”. Với trò chơi này tôi có thể áp dụng vào đầu năm học với mục đích tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể. Và để tham gia chơi trò này thì chỉ cần phòng sạch sẽ, thoáng mát, quả bóng nhựa nhẹ.

 Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là ….. giới tính, sở thích…).Sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình. Thông qua việc tự giới thiệu về bản thân trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn rất là nhiều.

Thông qua hoạt động học tập, vui chơi tập thể, trải nghiệm thực hành tôi luôn tuyên dương, khen thưởng trẻ kịp thời. Đến thời điểm hiện tại đa số trẻ mạnh dạn, tự tin, phấn khởi, có sự tiến bộ rõ rệt, đáng khích lệ.

Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong rèn luyện cho trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mình mọi lúc mọi nơi.

Đây là một trong các biện pháp rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn cho trẻ mẫu giáo vì cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ. Nhưng có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời và những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho trẻ khi trưởng thành.

Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để các bậc phụ huynh ngày càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về cách chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 

Chính vì thế, nhận thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp, tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện, mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý, tính cách của cá nhân trẻ, hoặc mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.

Hay trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải chỉ là một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như thường lệ mà còn là một buổi trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người. Thông qua buổi họp này phụ huynh có thể mạnh dạn chia sẽ những mong muốn, nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non. Qua đó, sẽ hiểu hơn những tâm tư, nguyện vọng từ bậc phụ huynh để tôi có thể nắm bắt, phối hợp cùng với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ được tốt nhất. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là giao tiếp giữa phụ huynh với giáo viên.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp có vấn đề gì cần trao đổi và phối hợp với phụ huynh thì ngoài trao đổi trực tiếp, qua góc tuyên truyền, sổ bé ngoan thì giáo viên cũng có thể trao đổi với phụ huynh qua nhóm zalo lớp. Thông qua nhóm zalo sẽ giúp cô tìm hiểu được sinh hoạt của trẻ ở gia đình, và cha mẹ sẽ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp.

2.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Có thể nói sự mạnh dạn, tự tin chính là món quà quý giá nhất đối với mỗi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Đối với trẻ ngay từ khi chào đời giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Ở lứa tuổi mầm non từ 0 đến trước 6 tuổi là thời kì phát triển đặc biệt quan trọng, nếu trẻ được sống trong môi trường tạo ra những cảm xúc tích cực, trẻ được tắm mình trong thế giới ngôn ngữ trong sáng được yêu thương quan tâm, hỗ trợ động viên thì trẻ sẽ tích cực khám phá tự tin mạnh dạn và sẽ phát triển tốt. Ở lứa tuổi này là tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Chính vì vậy, đối với trẻ bất cứ một hành vi của người lớn đều được trẻ ghi dấu lại trong tâm trí trẻ, sự tự tin chỉ lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Và chúng ta thấy rằng, hơn lúc nào hết, dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát, gò bó để sống hòa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh. Trẻ mạnh dạn, tự tin sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các kĩ năng sống khác. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình làm sai điều gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng, quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người trong giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn.. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những ánh mắt, cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, xong lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý của người khác để trân trọng và học tập.

Nắm được các đặc điểm đó và tâm sinh lý của trẻ lên 5 tôi lên kế hoạch rõ ràng phù hợp và nghiên cứu sưu tầm những tài liệu có liên quan đến giao tiếp giúp trẻ mạnh dạn tự tin như: Giáo trình Tâm lý trẻ (Đại học sư phạm Đà nẵng), Tài liệu bối dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp năm học 2017- 2018, các kênh truyền hình để tôi có cơ sở nghiên cứu vấn đề này.

Năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo Lớn 1. Lớp có 30/12 nữ. Để thực hiện được mục tiêu đó, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

– Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, bộ phận chuyên môn luôn hỗ trợ nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

             – Phòng học tương đối rộng, thoáng và đầy đủ điều kiện để hoạt động. Môi trường bên trong và bên ngoài lớp học được trang trí theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, hình ảnh phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ, có đầy đủ các góc phụ vụ cho hoạt động học và vui chơi của trẻ.

          – Trẻ đúng độ tuổi mẫu giáo lớn nên biết tập trung, biết chú ý và lắng nghe .

– Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động, giao lưu giữa các lớp, hội thi cho trẻ tham gia để phát huy khả năng giao tiếp và sự mạnh dạn tự tin của trẻ.

– Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề đã giúp cho tôi học hỏi được ở đồng nghiệp về phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi của mình đang trực tiếp giảng dạy. Qua đó mà nâng cao được nhận thức cũng như chuyên môn cho bản thân. 

– Một số phụ huynh hiểu được công việc của các cô trên lớp, trách nhiệm cũng như vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ để trẻ có cơ hội phát triển một cách toàn diện nhất. Nên đa số cũng rất quan tâm đến lớp, đến con trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của con em mình.

* Khó khăn:

 Tính cách của trẻ không giống nhau. Một số trẻ còn rụt rè, thiếu tự tin không dám đứng trước đám đông, kĩ năng giao tiếp với cô giáo, bạn bè còn nhiều hạn chế.Trẻ chưa biết kiềm chế bản thân, chưa làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình, ngôn ngữ nói diễn đạt còn chưa rõ ràng, các câu hỏi và trả lời của trẻ còn chưa trọn ý. Bên cạnh đó, trẻ còn bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại phát triển như tivi, internet, các trò chơi điện tử.

Hiện nay, đa số các bậc phụ huynh rất yêu thương và quan tâm đến con cái, luôn tạo những điều kiện tốt nhất dành cho con em mình với mong muốn đứa trẻ đó được đầy đủ về tất cả các mặt cả về vật chất lẫn tinh thần để đứa trẻ đó không thua kém những đứa trẻ khác. Nhưng nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự tự tin, chủ động và bao bọc. Đôi khi yêu con quá không cho con tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài khiến cho trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết. Hay những công việc ở nhà việc gì cũng không được làm vì sợ con đau…Bên cạnh đó một số phụ huynh cũng chưa quan tâm đến trẻ, không có thời gian nhiều cho con, còn có quan điểm sai lầm là muốn con mình ngồi ngoan là được. Vì vậy điện thoại, ti vi thông minh được cha mẹ sử dụng để  làm công cụ trông con hữu hiệu nhất trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.Vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người, ảnh hướng xấu đến phát triển của trẻ.

2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:

Giáo viên gần gũi, tạo cảm giác an toàn cho trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Phối hợp với phụ huynh trong rèn luyện cho trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mình mọi lúc mọi nơi.

 Giúp trẻ mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động học tập, vui chơi tập thể,trải nghiệm và thực hành.

Thường xuyên quan tâm trò chuyện với trẻ nhút nhát, thụ động.

Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng và tuyên dương trẻ kịp thời.

          2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến :

             Nội dung đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn,

tự tin trong giao tiếp” được áp dụng tại lớp Lớn 1 Trường mẫu giáo Đại Lãnh và có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo trong địa bàn toàn huyện Đại Lộc.

          2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

               Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn,tự tin trong giao tiếpcho thấy chất lượng giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin cho trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt. Điều đó làm tôi càng thêm yêu nghề, yêu trẻ hơn.

* Đối với trẻ: Kết quả khảo sát đạt được thể hiện cụ thể như sau:

TT      Nội dung khảo sátTrước khi thực hiện đề tàiSau khi thực hiện đề tài
Số lượngTỷ lệSố lượngTỷ lệ
1Trẻ mạnh dạn tự tin chủ động giao tiếp với cô giáo, với bạn.20/3066,7%27/3090 %
2Trẻ biết làm chủ cảm xúc và hành vi, biết kiềm chế bản thân.19/3063,3%26/3086,7 %
3Trẻ biết nói to rõ ràng, nói đủ câu, diễn đạt tốt.22/3073,3%27/3090 %

Trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động giao tiếp với cô giáo, với bạn, biết làm chủ cảm xúc và hành vi, biết kiềm chế bản thân, trẻ nói to rõ ràng, nói đủ câu, diễn đạt tốt. Trẻ hồn nhiên linh hoạt, mạnh dạn, tự tin và thích đến trường.Trẻ tham gia tích cực, mạnh dạn tự tin vào các ngày hội ngày lễ của nhà trường với tinh thần thoải mái, hào hứng, tích cực hoạt động, chủ động trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ gần gũi với cô giáo, với các bạn thường xuyên chủ động trong các cuộc trò chuyện. Nhận thức của trẻ nhanh hơn, kiến thức trẻ thu nhận được từ các giờ hoạt động cũng tốt hơn, trẻ tham gia một cách thoải mái, không gò bó từ đó giúp trẻ linh hoạt hơn.

* Đối với cha mẹ trẻ: Phụ huynh tin tưởng, yên tâm về công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình của trẻ ở nhà. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn, lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ tham gia vào các hoạt động trò chơi cùng nhóm bạn bè. Luôn tham gia và ủng hộ mọi hoạt động của trường và của lớp.

* Đối với giáo viên: Bản thân cũng đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ. Được phụ huynh và đồng nghiệp tín nhiệm trong công tác nâng cao kỹ năng giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ.

3. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Việc dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân và bạn bè giống như  ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú, những trẻ thơ với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực.Mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập.

            Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ được trải nghiệm những vốn sống giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng để mạnh dạn tự tin. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mỗi khi trẻ có sự tiến bộ.

            Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ tính “Mạnh dạn tự tin”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. Luôn coi trọng những hành động, suy nghĩ của trẻ dù là nhỏ nhất và luôn đặt câu “luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu” lên hàng đầu.

            Giáo viên phải tạo được nề nếp hoạt động thường xuyên, liên tục, mang tính tự giác cao, đoàn kết nhất trí và quyết tâm thực hiện không ngại khó. Điều cơ bản nhất là không gấp gáp với thời gian, không nóng lòng vội vã đòi hỏi phải có kết quả trong thời gian ngắn mà phải kiên trì, chấp nhận kết quả dù là sự tiến bộ nhỏ nhất.

5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu – nếu có:

S TTHọ và tênNơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1    Phạm Thị Lệ Thủy   Trường MG Đại Lãnh  Lớp Lớn 1 
2Nguyễn Thị Hoàng OanhTrường MG Đại LãnhLớp Bé 1 

                                                         Đại Lãnh, ngày 23 tháng 11 năm 2022

      Xác nhận                                                         Người viết

 Cơ quan,đơn vị tác giả công tác

                                                                                  Ngô Thị Hà Giang