Gíao án LQCC độ tuổi 5-6 tuổi

Lượt xem:

Đọc bài viết

GIÁO ÁN

Chủ đề: Gia đình

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Hoạt động: Làm quen chữ cái

Đề tài: Làm quen chữ cái u,ư

Độ tuổi: 5 -6 tuổi.

Người dạy: Trà Thị như Huỳnh

I. Mục đích yêu cầu:

+ Kiến thức:

– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u,ư.

– Trẻ biết cấu tạo chữ u,ư. Biết so sánh chữ u và ư.

– Trẻ biết các kiểu chữ u và ư khác nhau.

+ Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái u,ư.

– Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo của chữ u và ư.

– Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi: Đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.

+ Giáo dục:

– Giáo dục trẻ đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi tham gia các trò chơi.

– Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ người thân trong gia đình

II. Hoạt động nhận thức:

1. Hoạt động mở đầu: Ổn định

– Hát “Mẹ hiền yêu dấu” và trò chuyện:

– Bài hát nói về ai?

– Vậy con làm gì để giúp mẹ nào?(trẻ kể)

– Ngoài những công việc trên, còn có rất nhiều công việc khác phù hợp với lứa tuổi mình đấy. Các con cùng xem này!

2. Hoạt động nhận thức:

+ Làm quen chữ u: Cho trẻ quan sát tranh bé quét nhà

– Bạn trong tranh đang giúp mẹ làm gì các con?

– Cô giới thiệu cụm từ “quét nhà” dưới tranh.(cho trẻ phát âm 3 lần)

– Trong cụm từ “quét nhà” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?

– Cô giới thiệu các thanh dấu có trong cụm từ và cho trẻ phát âm lại.

– Cho trẻ tìm chữ cái đã được học.

– Cô giới thiệu chữ u. Cô phát âm chữ u.

– Cô nêu cách phát âm chữ u: miệng hơi chụm lại và đẩy hơi từ trong cổ ra phát âm là u.

– Cho cả lớp phát âm.

– Cho trẻ phát âm theo nhóm.

– Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau phát âm.

– Cho trẻ phát âm cá nhân.

– Cho trẻ nhận xét chữ u?

– Cô khái quát: Chữ u được tạo bởi 2 nét, đó là 1 nét móc lên và 1 nét sổ thẳng nằm phía bên phải.

– Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ u.

– Cô giới thiệu thẻ chữ u và hướng dẫn cách cầm thẻ đúng.(cho vài trẻ phát âm lại)

– Cho trẻ viết chữ u trên không.

– Cô giới thiệu các kiểu chữ u.

– Cô khái quát: Chữ u tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là u.

– Cho trẻ phát âm lại.

+ Làm quen chữ ư: Cho trẻ quan sát tranh bé tưới cây

– Bạn đang làm gì đây?

– Cô giới thiệu cụm từ “tưới cây” dưới tranh

– Trong cụm từ “tưới cây” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?

– Cô giới thiệu thanh dấu trong cụm từ.

– Cho trẻ tìm chữ cái đã học.

– Cho trẻ tìm chữ cái gần giống với chữ cái vừa được làm quen

– Cô giới thiệu chữ ư và cô phát âm chữ ư.

– Cô khái quát: Khi phát âm chữ ư, miệng hơi mở và đẩy hơi từ trong cổ ra phát âm ư.

– Cho cả lớp phát âm

– Cho trẻ phát âm theo tổ,nhóm.

– Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau phát âm.

– Cho trẻ phát âm cá nhân.

– Vậy các con có nhận xét gì về chữ ư?

– Cô khái quát: Chữ ư gồm 1 nét móc lên và 1 nét sổ thẳng nằm phía bên phải và 1 dấu móc nằm trên nét sổ thẳng.

– Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ư.

– Cô giới thiệu thẻ chữ ư và cho trẻ nhận xét cách cầm thẻ.

– Cho trẻ viết chữ ư trên không.

– Cô giới thiệu các kiểu chữ ư.

– Cô khái quát: Chữ ư tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là ư.

– Cho trẻ phát âm lại.

+ So sánh:

– Hỏi trẻ nhóm chữ cái vừa học là gì ?

– Cho trẻ nêu điểm giống nhau và khác nhau của chữ u và ư.(trẻ trả lời theo hiểu biết).

– Cô khái quát:+ Giống nhau: đều có 1 nét móc lên và một nét sổ thẳng nằm phía bên phải.

                        + Khác nhau: Chữ u không có dấu móc và chữ ư có dấu móc.

+ Luyện tập: Cho trẻ vừa vận động vừa đi đến 3 ngôi nhà có chứa chữ u, ư (chuyển tiếp)

– Cho trẻ về ngôi nhà mình chọn và lấy đồ dùng về chỗ ngồi.

          – Chơi “Vòng quay kì diệu”.

          Cách chơi: Cô sẽ là người quay. Khi vòng quay dừng lại, mũi tên chỉ vào chữ cái nào các con nhanh tay ghép các nét rời thành chữ cái đó và gọi tên.

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

+ Trò chơi

Trò chơi 1: Đội nào nhanh hơn

Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Cô bật nhạc, lần lượt các thành viên mỗi đội vượt chướng ngại vật chạy lên chọn thẻ chữ theo yêu cầu rồi gắn vào bảng. Khi nghe nhạc dừng lại bất kỳ thì thành viên đó phải đứng hình và chỉ đi tiếp khi có nhạc.

Luật chơi: Thành viên nào chạm chân vào chướng ngại vật sẽ mất lượt chơi. Kết quả đội nào chọn đúng và có nhiều thẻ chữ hơn thì thắng cuộc.

Giáo dục trẻ đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi tham gia trò chơi.

+ Trò chơi 2: Kết nối yêu thương

Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. 2 bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn 1 nửa trái tim (có gắn chữ cái), ghi nhớ chữ cái đó và úp nửa trái tim đó xuống bàn rồi chạy về truyền tin cho bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng nhận được tin chữ cái gì thì chạy lên chọn nửa trái tim còn lại có gắn chữ cái đó.

Luật chơi: Đội thắng cuộc sẽ là đội chọn nhanh, ghép đúng chữ, tạo thành 1 trái tim trọn vẹn.

– Lần 2 cô cho trẻ đổi vị trí chơi.

Cô nhận xét tuyên dương.

3. Hoạt động kết thúc:

– Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ người thân trong gia đình.

– Múa “Gia đình nhỏ hạnh phúc to”

1. Hoạt động mở đầu: Ổn định

– Hát “Mẹ hiền yêu dấu” và trò chuyện:

– Bài hát nói về ai?

– Vậy con làm gì để giúp mẹ nào?

– Ngoài những công việc trên,còn có rất nhiều công việc khác phù hợp với lứa tuổi mình đấy. Các con cùng xem này!

2. Hoạt động nhận thức:

+ Làm quen chữ u: Cho trẻ quan sát tranh bé quét nhà

– Bạn trong tranh đang giúp mẹ làm gì các con?

– Cô giới thiệu cụm từ “quét nhà” dưới tranh.(cho trẻ phát âm 3 lần)

– Trong cụm từ “quét nhà” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?

– Cô giới thiệu các thanh dấu có trong cụm từ và cho trẻ phát âm lại.

– Cho trẻ tìm chữ cái đã được học.

– Trong cụm từ “bé quét nhà” có rất nhiều chữ cái mới, hôm nay các con sẽ được làm quen với chữ mới đó là chữ u.

– Đây là chữ u. Các con hãy lắng nghe cô phát âm.

– Cô phát âm chữ u.

– Khi phát âm chữ u, miệng hơi chụm lại và đẩy hơi từ trong cổ ra phát âm là u.

– Cho cả lớp phát âm

– Cho trẻ phát âm theo nhóm

– Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau phát âm.

– Cho cá nhân phát âm

– Vậy bạn nào có nhận xét gì về chữ u?

– Cô khái quát: Chữ u được tạo bởi 2 nét, đó là 1 nét móc lên và 1 nét sổ thẳng nằm phía bên phải.

– Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ u.

– Các con nhìn xem cô cũng có thẻ chữ u này(trẻ phát âm), mặt sau thẻ cũng là chữ u đấy(trẻ phát âm), và kiểu chữ u này các con sẽ được tập tô trong giờ học sau. Khi cầm thẻ các con chú ý cầm thẻ theo chiều đứng sao cho nét móc lên nằm bên trái nét sổ thẳng và đường gạch ngang màu xanh nằm ở phía dưới của thẻ, các con nhớ chưa nào?

– Cho trẻ phát âm lại.

– Cho trẻ viết chữ u trên không

– Các con ạ. Chữ u còn có nhiều kiểu viết khác nhau. Đây là chữ u in thường cô vừa cho các con làm quen, đây là chữ u viết thường các con sẽ được tập tô trong giờ học sau, đây là chữ u in hoa thường được viết ở đầu câu và đây là chữ u viết hoa. Chữ u tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là u.

– Cho trẻ phát âm lại

Các con ơi, còn 1 việc làm khác mà cô tin chắc rằng ở nhà các con cũng thường xuyên giúp mẹ nữa đấy.

+ Làm quen chữ ư: Cho trẻ quan sát tranh bé tưới cây

– Bạn nhỏ đang làm gì đây?

– Bên dưới tranh có cụm từ “Tưới cây”, các con đọc cùng cô nào .

– Trong cụm từ “tưới cây” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?

– Cô giới thiệu thanh dấu trong cụm từ.

– Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học có trong cụm từ.

– Và còn nhiều chữ cái mới, cô đố các con tìm được chữ cái gần giống với chữ cái các con vừa được làm quen.

– Các con lắng nghe cô phát âm chữ ư.

– Khi phát âm chữ ư, miệng hơi mở và đẩy hơi từ trong cổ ra phát âm ư

– Cho cả lớp phát âm

– Cho trẻ phát âm theo nhóm

– Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau phát âm.

– Cho cá nhân phát âm

– Vậy bạn nào có nhận xét gì về chữ u?

– Cô khái quát: Chữ u được tạo bởi 2 nét, đó là 1 nét móc lên và 1 nét sổ thẳng nằm phía bên phải.

– Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ u.

Cô cũng có thẻ chữ gì đây? (Trẻ phát âm). Và mặt sau cũng là chữ ư đấy(phát âm),chữ ư này ác con sẽ được tô ở giờ học sau.

– Cho trẻ viết chữ ư trên không

– Các con ạ. Chữ ư cũng có nhiều kiểu viết khác nhau. Đây là chữ ư in thường cô vừa cho các con làm quen, đây là chữ ư viết thường các con sẽ được tập tô trong giờ học sau, đây là chữ ư in hoa thường được viết ở đầu câu và đây là chữ ư viết hoa. Các chữ tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là ư.

– Cùng phát âm lại nào ?

+ So sánh:

– Hôm nay các con được làm quen với chữ gì ?

– Chữ u và chữ ư giống nhau ở điểm gì ?

– Chữ u và chữ ư khác nhau ở điểm gì?

– Cô khái quát: Giống nhau: đều có 1 nét móc lên và một nét sổ thẳng nằm phía bên phải

Khác nhau: Chữ u không có dấu móc và chữ ư có dấu móc.

+ Luyện tập:

– Các con ơi, những việc làm trên tuy đơn giản nhưng sẽ làm ba mẹ mình rất vui lòng đấy, chúng ta biết thể hiện sự yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau thì đó là thật sự một gia đình hạnh phúc. Nào, bây giờ chúng ta cùng đi đến những ngôi nhà hạnh phúc thôi!(cho trẻ vừa đi vừa vận động đến 3 ngôi nhà có chưa chữ u, ư)

– Cho trẻ về ngôi nhà mình chọn và lấy đồ dùng về chỗ ngồi.

          – Chơi “Vòng quay kì diệu”.

          – Cách chơi: Cô sẽ là người quay. Khi vòng quay dừng lại, mũi tên chỉ vào chữ cái nào các con nhanh tay ghép các nét rời thành chữ cái đó và gọi tên.

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

+ Trò chơi

Trò chơi 1: Đội nào nhanh hơn

Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Cô bật nhạc, lần lượt các thành viên mỗi đội vượt chướng ngại vật chạy lên chọn thẻ chữ theo yêu cầu rồi gắn vào bảng. Khi nghe nhạc dừng lại bất kỳ thì thành viên đó phải đứng hình và chỉ đi tiếp khi có nhạc.

Luật chơi: Thành viên nào chạm chân vào chướng ngại vật sẽ mất lượt chơi. Kết quả đội nào chọn đúng và có nhiều thẻ chữ hơn thì thắng cuộc.

+ Trò chơi 2: Kết nối yêu thương

Các con ơi, đây là những mảnh nữa trái tim, phía sau có gắn các chữ cái vừa học.

cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. 2 bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn 1 nửa trái tim (có gắn chữ cái), ghi nhớ chữ cái đó và úp nửa trái tim đó xuống bàn rồi chạy về truyền tin cho bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng nhận được tin chữ cái gì thì chạy lên chọn nửa trái tim còn lại có gắn chữ cái đó.

Luật chơi: Đội thắng cuộc sẽ là đội chọn nhanh, ghép đúng chữ, tạo thành 1 trái tim trọn vẹn, thế mới gọi là kết nối yêu thương đúng không nào?

Để chơi tốt trò chơi này thì các con phải biết đoàn kết, phối hợp cùng bạn, các con nhớ chưa nào

– Lần 2 cô cho trẻ đổi vị trí chơi.

Cô nhận xét tuyên dương.

3. Hoạt động kết thúc:

– Gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười, của tình yêu thương mà mọi người dành cho nhau đấy, vì vậy các con phải biết yêu thương và giúp đỡ người thân trong gia đình.

Múa “Nhà mình rất vui”

Mẹ hiền yêu dấu
Mẹ đã trao về ta
Ngàn muôn âu yếm
Trong những năm vừa qua
Mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời
Con vẫn nhớ hoài bóng dáng người

Mẹ hiền yêu dấu
Dù sáng hay về đêm
Lòng nguyện luôn luôn
Săn sóc mẹ bình yên
Và con sẽ đến vào bất cứ lúc nào
Khi có ai làm mẹ nghẹn ngào